Hello…Mình là Maya

Mình thật lòng rất biết ơn khi bạn đã ở đây!

Vì bản đồ này là tâm quyết của mình sau nhiều năm liền triển khai việc xây kênh & kinh doanh tự do trên các nền tảng mạng xã hội.

Và…bản đồ này đặc biệt không phải chỉ vì nó “dài” hay “siêu đầy đủ thông tin”

Đơn giản một điều:
“Mình đã tìm ra được tấm bản đồ của sự thật”

Mình nhận ra rằng: Cả mình và các bạn lâu nay đã rơi vào cái bẫy của những nền tảng mạng xã hội.

Thậm chí, là của những mô hình dòng tiền xoay quanh thương hiệu cá nhân như bán hàng trên sàn thương mại điện tử, làm tiếp thị liên kết, mở học viện số..v.v

Tất nhiên, mình không phủ nhận lợi ích thiết thực từ mạng xã hội!

Nhưng, nếu không hiểu được bản chất, thì có thể chúng ta sẽ trở thành công cụ cho họ thay vì tận dụng tất cả những thứ đó phục vụ cho chuỗi giá trị mà chúng ta tạo ra!

Vậy….mình sẽ dần khai mở cho bạn thông qua từng đề mục nội dung bên dưới, và mình tin bạn sẽ rất bất ngờ, cũng như ngộ ra được một con đường đầy sự thú vị!

TRƯỚC HẾT: VÌ SAO BẠN LẠI PHẢI XÂY KÊNH & KINH DOANH TRÊN MẠNG XÃ HỘI!?

Okay, mình vừa mới bảo “bạn đang bị dính bẫy của các nền tảng mạng xã hội”

Giờ lại đặt ra một câu hỏi ngây ngô thế này, có thể làm bạn bị mông lung nhẹ.

Nhưng sự thật thì vẫn là sự thật. Chúng ta phải chấp nhận với nhau về việc: Thời đại số đã làm thay đổi mọi hành vi của xã hội nói chung.

Các nền tảng như Facebook, Instagram, YouTube, TikTok…V.v là một phần không thể thiếu trong việc giải trí, làm việc, học hỏi, kết nối của tất cả mọi người.

Vậy nên, đây cũng trở thành các kênh tiếp cận khách hàng tiềm năng tốt nhất nếu như bạn có một thứ gì đó “để bán”

Hay nếu bạn có một sở thích, một niềm đam mê, một chuyên môn đặc biệt nào đó, bạn cũng có thể sử dụng mạng xã hội để lan toả giá trị của bản thân.

Chính mình, cũng đang sử dụng mạng xã hội để tạo ra thu nhập, thông qua việc:
Kể cả những đối tác, những người bạn thân thiết của mình cũng đang làm điều tương tự trên các nền tảng như Facebook, TikTok, YouTube, Instagram v....

Tuy nhiên, chúng mình phát hiện ra:

Việc kinh doanh, tạo ra tiền trên mạng xã hội sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu được gắn với giá trị từ thương hiệu cá nhân

Và mình tin là bạn hiểu rất rõ điều này. Thẳng thắn mà nói, mình và các bạn đã không ít lần tiêu tiền dựa trên lời khuyên của một ai đó trên mạng.

Tất nhiên, mỗi người sẽ có những niềm tin khác nhau.

Có người thì tin vào lời review của các bạn KOC trên TikTok

Có người thì tin vào lời khuyến nghị đọc sách của những doanh nhân hàng đầu như anh Hoàng Nam Tiến, bác Trương Gia Bình….

Có người thì tin vào lời khuyên về cách thiết kế cuộc sống của một KOL đáng hâm mộ trên YouTube, Facebook..

Chung quy lại, chúng ta bị ảnh hưởng bởi những giá trị mà người khác tạo ra, hay thể hiện nó trên các nền tảng mạng xã hội.

Đây là điều bình thường!

Vì trên hành trình của cuộc đời, chúng ta vẫn luôn tìm kiếm những tri thức đặc biệt cần phải sở hữu và phong cách sống thú vị cần phải trở thành.

Vậy nên, nếu bạn phát triển được sức ảnh hưởng đúng đắn trên mạng xã hội, bạn có thể tạo ra được một tài sản dòng tiền bền vững.

Nhưng…mình biết, nhiều bạn sợ hãi điều này…vì các bạn vẫn chưa hiểu được bản chất thực sự của nhân hiệu.

BẢN CHẤT THỰC SỰ CỦA THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN TRÊN MẠNG XÃ HỘI!?

Rất nhiều người đã hiểu sai…thật lòng là như vậy!!

Các bạn nghĩ khi làm thương hiệu cá nhân là phải nổi tiếng, phải nhiều người theo dõi, phải lộ mặt, phải chịu sự chỉ trích của người khác và đôi lúc còn mất đi sự tự do!

Nhưng mình xin phép được khẳng định lại:

Thương hiệu cá nhân chưa bao giờ là sự nổi tiếng!

Vì nổi tiếng là hệ quả, không phải mục tiêu. Bạn có thể nổi tiếng nếu:
Nhìn chung, bạn có thể có được sự nổi tiếng thông qua rất nhiều hình thức. Nhưng bạn không nên xem đó là điểm đến cuối cùng!
Và rằng, thương hiệu cá nhân không dẫn bạn đến sự nổi tiếng, mà chính sự nổi tiếng, tự nó đã theo đuổi những người đang tạo ra giá trị cao cho xã hội.
Bạn không thoát được đâu, nếu bạn thật sự thành công, làm việc có ích, giúp đỡ được cho nhiều người…thì kiểu gì người ta cũng biết đến bạn.

Trừ khi bạn không có nhu cầu tạo ra giá trị, không có nhu cầu giúp đỡ người khác, không có nhu cầu được sống có ích…thì…mình không còn gì để nói.

Vậy…thương hiệu cá nhân thực sự là gì?

Trước khi mình trả lời câu hỏi này, mình sẽ sử dụng một công cụ trí tuệ nhân tạo là NOTION AI để đưa ra câu trả lời cho bạn trước đã nhé (mục tiêu là để có tính khách quan)
Câu trả lời của Notion AI về bản chất của thương hiệu cá nhân.
Yah…thông điệp rất đơn giản. “Thương hiệu cá nhân là xác định giá trị bên trong và biến giá trị đó thành sản phẩm hữu ích để giúp đỡ cộng đồng”

Đây cũng là điều mà mình muốn nhấn mạnh cho các bạn.

Việc các bạn thấy ai đó làm nội dung, rồi nổi tiếng trên mạng xã hội, đó chỉ đơn thuần là hiện tượng, không phải bản chất.

Điều mà các bạn cần chú ý ở đây là: Chuỗi giá trị mà họ đang tạo ra là gì?

Ví dụ về một người (không quen) mà mình rất trân trọng: Anh Hiếu TV

Giá trị của anh Hiếu là giúp đỡ những bạn trẻ hiểu rõ hơn về tự do tài chính và phát triển sứ mệnh của bản thân.

Mặc dù nội dung anh Hiếu làm đơn thuần là những video thu âm (Podcast) được đăng tải trên nền tảng YouTube.

Nhưng sức lan toả là vô cùng lớn! Anh Hiếu cũng có một cộng đồng (trả phí) về đầu tư chứng khoán bền vững, điều này đã giúp anh ấy có đủ nguồn lợi nhuận để tiếp tục trao giá trị cho cộng đồng.

Và…bạn có thể đặt câu hỏi: “Cuối cùng cũng phải bán một thứ gì đó chứ trao giá trị gì đâu?”

Sự thật là, nếu bạn không bán sản phẩm, bạn sẽ có ít cơ hội tạo ra giá trị lớn lao cho xã hội.

Sản phẩm ở đây có nhiều hình thái, từ vật lý (quần áo, phụ kiện, giày dép, đồ ăn, nội thất…v,v) đến phi vật lý (dịch vụ, khoá học, phần mềm, cộng đồng..v.v)

Bạn có thể bán mọi thứ, miễn là nhất quán với chuỗi giá trị bên trong mà bạn muốn trao đi cho người khác.

Khi bạn làm được điều đó, tức bán một sản phẩm chất lượng, phù hợp với giá trị mà bạn tạo ra, hiệu ứng giúp đỡ sẽ nhân rộng, cụ thể hơn:
Tóm lại: Bản chất thương hiệu cá nhân là một tài sản dòng tiền, nó hình thành dựa trên chuỗi giá trị nhất quán bên trong bạn. Việc của bạn là nhìn lại bản thân, kích hoạt mong muốn được giúp đỡ người khác…và tận dụng các công cụ mạng xã hội, các mô hình dòng tiền để hiện thực hoá giá trị của bạn.

Tất nhiên, nghe có vẻ thú vị…nhưng thường chúng ta hay bị LỢI DỤNG hơn là TẬN DỤNG!

Nên bài hướng dẫn này vẫn chưa dừng lại ở đây. Mình sẽ tiếp tục khai mở cho bạn về một chiến lược xuyên suốt để biến giá trị bên trong của bạn thành tài sản dòng tiền bền vững.

Nhưng, bạn hãy bắt đầu suy nghĩ giúp mình một câu hỏi nhé, không cần phải trả lời ngay, chỉ là hãy suy ngẫm về nó, trước khi về minh chia sẻ cho bạn về 5 loại mô hình dòng tiền có thể tạo ra từ giá trị bên trong của bạn!

Câu hỏi là:

Bạn muốn giúp được gì cho ai, làm được điều gì?

Okay, thời gian còn dài, cứ suy nghĩ ngẫm về câu hỏi trên. Hoặc các bạn cũng có thể xem lại video về quy trình xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội của mình.

5 LOẠI MÔ HÌNH DÒNG TIỀN TỪ THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN VÀ… NHỮNG CÁI BẪY!

Mình gọi nó là mô hình dòng tiền, chứ không gọi là cách kiếm tiền.

Đơn giản vì đây là các hình thức để tiền chảy về chổ của bạn, thông qua giá trị mà bạn tạo ra. Chứ bạn không phải “công nhân đi đào vàng”

Và dựa trên kinh nghiệm khách quan, chúng ta có đến 5 loại mô hình dòng tiền, mình sẽ phân tích tường tận cho bạn ở bên dưới.

Nhưng mình cũng muốn nói trước cho bạn hiểu rằng: “Bạn có thể đã rất thân quen với 5 loại mô hình bên dưới, nhưng có lẽ bạn không hề biết tại đây có NHỮNG CÁI BẪY”

Tất nhiên, cái bẫy luôn có khắp mọi nơi, len lõi trong mọi công việc mà các bạn làm.

Mình nói về cái bẫy thì không có nghĩa là những mô hình dòng tiền này không tốt, chỉ là nếu các bạn nhận thức được những cái bẫy đó, các bạn sẽ trở nên khác biệt.

Nên mình sẽ liệt kê chi tiết lợi thế & rào cản của từng mô hình, cũng như bắt đầu khai mở tấm bản đồ của sự thật cho bạn!

Vậy, hãy tiếp tục dõi theo nhé.

Mô hình số 1: Nhận tài trợ từ nhãn hàng (SPONSOR)

Đây là có thể mô hình thân quen nhất với mọi người đúng không?

Khi bạn có một kênh mạng xã hội nào đó, được nhiều người theo dõi và bạn có một giá trị cụ thể với một nhóm đối tượng cụ thể.

Bạn sẽ được săn đón tài trợ bởi các nhãn hàng - Đặc biệt là các nhãn đang có tệp khách hàng gần với tệp người theo dõi của bạn.

Và chúng ta gọi những bạn phát triển nội dung hữu ích, hoặc nội dung giải trí..trên mạng xã hội để nhận tài trợ từ nhãn hàng là Content Creators, KOLs, KOCs…

Thú vị là…rất nhiều bạn xem mô hình dòng tiền này như một nghề thời thượng.

Điều này cũng dễ hiểu, bởi lẽ những bạn KOLs/ KOCs có được nhiều thứ mà một người bình thường nhìn vào luôn khao khát có được, bao gồm:
Thật lòng nhé, cách đây nhiều năm, mình cũng từng có khao khát muốn trở thành một KOLs. Vì mình bị quyến rũ bởi các gạch đầu dòng như trên.

Tuy nhiên, sau 6 năm lăn lộn trong lĩnh vực tiếp thị số, truyền thông và kinh doanh. Mình nhận thấy rằng, mô hình dòng tiền này cũng có nhiều rào cản đáng lưu tâm.

Thứ nhất

Các bạn KOLs/ KOCs rất dễ bị thay thế. Cứ mỗi ngày, đều sẽ có những bạn mới, với những câu chuyện mới, sức ảnh hưởng kiểu mới. Các bạn cạnh tranh nhau, thậm chí sẵn sàng hạ bệ nhau nhằm mục đích thu hút truyền thông.

Thứ hai

Thu nhập của các bạn phụ thuộc vào các nhãn hàng. Vậy nên, ngoài sự o bế, thì chính nhãn hàng cũng có thể là nguyên nhân gây nên khó khăn cho các bạn KOLs/ KOCs. Họ có thể dễ dàng từ bỏ các bạn ý chỉ sau 1 đêm khủng hoảng. (Tất nhiên, đây là câu chuyện lợi ích - lợi ích, họ cần phải hành xử triệt để nếu thấy rủi ro, việc này tương đối bình thường)

Thứ ba

…nếu một ngày các bạn KOLs/ KOCs dừng làm nội dung, dừng thu hút “ những lời bàn tán” về phía mình, các bạn ý sẽ mất tất cả nguồn thu. Điều này đồng nghĩa với việc, các bạn ấy trông có vẻ tự do, nhưng không hề tự do tuyệt đối.
Và…các bạn đừng hiểu lầm nhé. Mình không hề có ý bài trừ mô hình dòng tiền này. Mình chỉ liệt kê khuyết điểm và những khó khăn thực tế mà các bạn muốn đi theo con đường của một KOLs/ KOCs phải trải qua.

Chẳng có lĩnh vực gì là dễ dàng, đâu cũng có cái giá của nó mà.

Mình vẫn rất trân trọng những bạn KOLs/ KOCs luôn biết “giữ mình”, cũng như liên tục sáng tạo không ngừng nghỉ để tạo dựng sự nghiệp.

Ví dụ như Châu Bùi, rõ ràng bạn ấy một trong số ít những KOLs có thể tạo được sự phát triển bền vững, lâu dài thông qua các nội dung tích cực.

Nhưng mà…mình không nghĩ là các bạn chỉ có một lựa chọn, vẫn còn rất nhiều mô hình dòng tiền để giúp bạn tạo ra tài sản thông qua việc chia sẻ những giá trị bên trong.

Quan trọng là nó có phù hợp với bạn hay không nữa!?

Mô hình số 2: Tiếp thị liên kết với sàn TMĐT (Affiliate Marketing)

Tới đây thì cho mình xin phép được “Flex” một tí nhé.

Vợ mình là một trong những người đi theo mô hình tạo ra dòng tiền từ tiếp thị liên kết thông qua việc sáng tạo nội dung trên mạng xã hội. Tất nhiên, thu nhập không phải quá lớn, vì “cục cưng” của mình chỉ làm để “vui vẻ” là chính.

Nhưng một mẹ bỉm với tần suất công việc là làm 3 - 5 video (60s) trên tuần, có thể nhận về 25- 30 triệu tiền hoa hồng mỗi tháng…thì cũng ổn đúng không bạn nhỉ.

Và…thực tế thì mô hình dòng tiền này không mới!

Chỉ là khi có TikTok Shop, việc làm Affiliate Marketing trở nên dễ dàng hơn, thậm chí phổ biến hơn.

Vì ngày xưa…à không, nói ngày xưa hơi lâu, cách đây chỉ khoản 5 năm thôi..nếu bạn muốn làm tiếp thị liên kết cho các sản phẩm trên sàn thương mại điện tử thì phải xây dựng website/ blog, hoặc làm các video dài trên YouTube.

Việc này tương đối hơi khó cho người mới, thậm chí là phải mất 3-6 tháng mới ra được hiệu quả về dòng tiền cho các bạn muốn đi theo con đường này.

Giờ thì các bạn chỉ cần quay các video ngắn bằng điện thoại, nội dung đơn giản, và kiên trì tầm 1-2 tháng là có thể ra được thu nhập trung bình từ 5 triệu đến hơn 20 triệu mỗi tháng rồi.

Thậm chí, một số bạn “cực giỏi” có thể tạo lợi nhuận hơn 100 triệu mỗi tháng. (Tất nhiên, đó là số ít thôi nhé.)

Mình cũng có 1 video trên YouTube hướng dẫn rất chi tiết về làm Affiliate trên TikTok Shop nếu các bạn muốn nghiên cứu thêm về cách triển khai mô hình dòng tiền này.
Tuy nhiên, mình không nghĩ các bạn nên xem đây là con đường kiếm tiền tốt nhất!

Vì hầu hết mọi người đều không hiểu bản chất của tiếp thị liên kết, vậy nên các bạn hay rơi vào những sai lầm không đáng có. Trong khi chỉ những ai hiểu bản chất thì họ hoàn toàn có thể tạo ra nguồn thu nhập không chỉ lớn mà còn bền vững từ mô hình này.

Nhưng, mình sẽ nói về bản chất sau, giờ mình sẽ “tạm vạch trần” cho các bạn thấy những rủi ro khi các bạn làm Affiliate thông qua các video ngắn trên TikTok Shop, hay từ các nền tảng mạng xã hội khác để dẫn người dùng mua hàng trên các sàn thương mại điện tử.

Cụ thể, bạn nên nhìn vào 3 thực tế rằng:

1. Hoa hồng tiếp thị liên kết trên TikTok Shop nói riêng và sàn thương mại điện tử nói chung không thể duy trì được lâu.

2. Để làm Affiliate hiệu quả trên các sàn thương mại, thì việc lựa chọn đúng sản phẩm là quan trọng nhất.

3. Bạn không thể tạo được thu nhập thụ động từ việc làm tiếp thị liên kết thông qua video ngắn.

Okay, mình vừa liệt kê xong ba thực tế về mô hình dòng tiền này.

Và…mình nghĩ là bạn vẫn nên làm tiếp thị liên kết cho các sàn thương mại, đặc biệt là với TikTok Shop.

Vì các thực tế kể trên liên quan đến câu chuyện dài hạn nhiều hơn, còn ở ngắn hạn, mình thấy TikTok Shop Affiliate vẫn ngon.

Chỉ là, bạn đừng xem nó như một con đường quan trọng, hay một “nghề” bền vững. Ngược lại, nếu xem nó là “nghề tay trái” thì ổn hơn.

Nhưng nếu bạn thực sự cần sự bền vững thì mình sẽ tiếp tục khai mở cho bạn về cách để biến mô hình dòng tiền này trở thành công cụ để phục vụ cho giá trị của bạn.

Vậy nên, đừng dừng lại nhé…bài hướng dẫn này còn nhiều điều thú vị lắm!

Mô hình số 3: Bán hàng trên sàn thương mại điện tử (Seller)

Với tiếp thị liên kết, bạn bán hàng cho người khác.

Còn đây sẽ là mô hình mà bạn tự bán hàng của mình trên các sàn như Shopee, Lazada, TikTok Shop… V.v

Mình chắc cũng không cần phải giải thích quá nhiều, hầu hết mọi người đều biết rằng việc đưa sản phẩm lên các sàn và tạo ra doanh thu, lợi nhuận vẫn đang là xu hướng.

Đặc biệt hơn là khi có TikTok Shop, không ít những “Case Study” hàng tỷ doanh thu được truyền thông khắp mọi nơi.

Kể cả mình cũng không ít lần làm video để chia sẻ về phương pháp “xây kênh & thu hút vài chục nghìn đơn hàng trên TikTok Shop”, nếu thích các bạn có thể xem lại các video của mình.
Khoan, đang nói về mô hình dòng tiền xoay quanh thương hiệu cá nhân, thì việc bán hàng trên sàn thương mại điện tử liên quan gì?

Chổ này thì mình đồng ý, kể cả bạn không có thương hiệu cá nhân, bạn vẫn có thể đăng tải sản phẩm lên sàn và tạo ra doanh thu.

Rất nhiều nhà bán hàng vẫn đang làm điều này. Nhưng một sự thật bạn nên chấp nhận rằng:

NHỮNG NHÀ BÁN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THÀNH CÔNG - HỌ VẪN ĐANG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VÀ BÁN HÀNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO NỘI DUNG TRÊN MẠNG XÃ HỘI.

Tất nhiên, mình đang nói đến thương hiệu của doanh nghiệp. Mà dù là doanh nghiệp hay cá nhân thì câu chuyện vẫn quay về 1 nẻo đường thôi: Tạo ra giá trị.

Có điều là để một doanh nghiệp có thể sáng tạo nội dung, giúp khách hàng tiềm năng nhìn thấy được giá trị của họ…thường là tốn rất nhiều nguồn lực.

Còn một cá nhân, hay một nhân vật đại diện…thì tương đối dễ hơn rất rất nhiều.

Vì vậy mà xu hướng kinh doanh trên sàn thương mại điện tử thông qua một thương hiệu cá nhân trở nên phổ biến trong thời gian gần đây.

Cụ thể hơn thì việc này sẽ diễn ra dưới hai hình thái:

1. Một là thương hiệu do chính cá nhân đó tự sáng lập, thông qua chuỗi giá trị mà họ xây dựng trên mạng xã hội.

2. Hai là thương hiệu sẽ hợp tác với một cá nhân để đồng sáng tạo nội dung trên mạng xã hội.

Và dù là hình thái nào, thì mục tiêu cuối cùng vẫn là: Sáng tạo nội dung hữu ích, thú vị để điều hướng người dùng mua sản phẩm của thương hiệu trên các sàn thương mại điện tử.

Bản thân mình cũng đang tạo ra lợi nhuận nhất định từ mô hình dòng tiền này, song song với việc hướng dẫn cho nhiều bạn triển khai theo.

Nhưng….mô hình này, cũng không quá ngon như bạn tưởng đâu nghen! Để mình chia sẻ cho bạn một số ít những điều “bỉ cực” của các nhà bán hàng. (Nếu bạn cũng đang là một Seller, thì thật lòng xin lỗi, vì đã chạm vào nỗi đau của mọi người lần nữa):

Câu hỏi đau đầu được đặt ra: Lợi nhuận thấp (có rủi ro bị lỗ cao) như vậy, tại sao lại có rất nhiều người bán hàng trên sàn thương mại điện tử?

Thật ra, các “nhà bán hàng” có rất nhiều loại, với những mục tiêu khác nhau và chiến lược khác nhau. Có người thì đang tận dụng được sàn, và có người thì rơi vào vòng xoáy bế tắc với sàn.

Tiện mình kể các bạn nghe luôn! Hôm trước, mình có đi tham dự buổi ra mắt sách của một người anh, mình và anh ấy cũng có đầu tư chung một thương hiệu mẹ & bé để bán hàng trên sàn.

Và…người anh của mình thì đang sở hữu lượng cổ phần tương đối lớn ở kha khá nhiều Ecom Brand có doanh số từ 3 đến 5 tỷ mỗi tháng như July House, Loli & The Wolf…V.v

Thông qua hành trình làm việc cùng anh Lâm, cộng thêm được gặp gỡ rất nhiều nhà bán hàng trong buổi ra mắt sách, mình có đúc kết được một số thông tin quan trọng về “lý do mọi người vẫn đưa sản phẩm của mình lên sàn, bất chấp các loại chi phí khi kinh doanh”:

Cụ thể thì:

 

Trên là 4 nhóm đối tượng có thể khai thác được giá trị của sàn!

Còn lại, những bạn chỉ suy nghĩ theo cách đơn thuần kiểu:

“sàn thương mại điện tử ngon, TikTok Shop đỉnh cao, chỉ cần đăng sản phẩm, rồi học cách tối ưu các thứ sẽ bán được hàng, lợi nhuận tốt”

Thì mình xin chúc mừng, các bạn đã rơi vào ô “dính bẫy”

Các bạn sẽ là công cụ để các sàn tạo ra thị trường của họ, phụng sự cho việc phát triển hành vi mua hàng của người dùng trên sàn thương mại điện tử nói chung.

Hình dung đơn giản, họ đang tạo ra 1 cái chợ, nơi mà các nhà bán hàng đều phải tham gia “siêu giảm giá” để thu hút người mua hàng, và trong cuộc chơi này, ai tỉnh táo thì mới có ngày “qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai”

Nhưng okay, thà biết còn hơn không biết, mình nghĩ vậy!

Vậy nên mình mới tìm ra một phương án tốt hơn để một cá nhân có thể khởi nghiệp kinh doanh thông qua giá trị bên trong mà vẫn tận dụng được sức mạnh của các sàn thương mại như TikTok Shop, Shopee, Lazada…

Cũng sắp tới lúc để chia sẻ rồi, nhưng mình cần trình bày thêm về hai mô hình dòng tiền nữa đã nhé.

Cũng thật lòng xin lỗi các bạn vì bài hướng dẫn này “quá dài”, nhưng mình không còn lựa chọn nào khác, muốn biết sự thật thì mình phải giúp các bạn nhìn vào nỗi đau trước, chỉ là nỗi đau này là quá lớn nên nói ngắn không có đủ 🙂

Mô hình số 4: Xây dựng học viện số (E-learning)

Tiếp theo là mô hình dòng tiền mà các bạn vẫn hay gán nhãn vào nó với hai chữ mỹ miều:

LÙA GÀ!

Mình biết một số bạn không hề có ý chê trách mô hình này. Chỉ là các bạn không thích những cá nhân thiếu tri thức, thiếu kinh nghiệm mà lại đi bán khoá học, lừa dối khách hàng các thứ.

Hoặc, các bạn bị sợ hãi khi tham gia một khoá học xong chẳng có kết quả gì, cảm thấy bị phí tiền oan uổng.

Nhưng, mình nghĩ việc gì cũng có hai mặt.

Thông tin, kiến thức, hoặc trải nghiệm là thứ vô hình, mọi người sẽ không cầm nắm được nên việc sinh ra hiện tượng 9 người 10 ý là chuyện bình thường.

Trừ những trường hợp các cá nhân nào đó với một cái đầu rỗng nhưng vẫn “đi dạy” để nhằm mục tiêu vụ lợi thì mình không có gì để nói.

Nhưng nếu các bạn thực sự có một chuyên môn, hay một kỹ năng thiết thực. Và bạn muốn được trao giá trị, tạo ra dòng tiền từ chính trải nghiệm của bản thân một cách nghiêm túc.

Thì vấn đề ở đây chỉ có hai việc:

1. Bạn có xác định và tiếp cận được đúng nhóm đối tượng phù hợp với chuyên môn, kỹ năng của bạn hay không?

Vì sự thật là “Những khai vấn hay hướng dẫn của một cá nhân không bao giờ có thể áp dụng cho tất cả mọi người”

Nếu bạn xác định sai, tiếp cận sai, bạn sẽ vô tình trở thành người bị gọi là “lùa gà”, đơn giản vì khi ai đó không hiểu được giá trị của bạn thì họ sẽ cảm thấy bị lừa khi chi tiền cho bạn.

Tất nhiên, chuyện này xảy ra thì lỗi vẫn thuộc về người xây dựng học viện số! Nên cần phải rất tỉnh táo khi thực thi chiến lược tiếp cận khách hàng tiềm năng!

2. Bạn có tạo ra sản phẩm chất lượng, bền vững và giúp khách hàng chi tiền hàng tháng với mức giá hợp lý hay không?

Đại đa số mọi người sẽ chọn giải pháp bán khoá học online dưới định dạng vài chục video quay sẵn hoặc vài buổi học trên Zoom V.v

Điều này cũng ổn, nhưng thông thường sẽ không thể ngủ ngon vì “áp lực tuyển sinh”

Bạn sẽ rơi vào vòng xoáy của việc phát triển đủ các thể loại khoá học, đủ loại chủ đề xoay quanh chuyên môn của bạn, rồi phải làm nội dung, xây dựng nhân hiệu “điên cuồng” để làm sao lấy được càng nhiều học viên, khách hàng càng tốt.

Trong khi ở nhiều thị trường, các chuyên gia, nhà sáng tạo,… đã có thể tạo được sản phẩm cực kỳ giá trị để người dùng cảm thấy hạnh phúc khi chi tiền hàng tháng. Vậy nên, các huấn luyện viên, người khai vấn.. chỉ cần chăm sóc tốt vài trăm khách hàng thôi là cũng đủ để duy trì triệu đô doanh thu mỗi năm.

Và bạn biết không, bản chất của giáo dục phải là chi tiền hàng tháng!

Mình chưa thấy mô hình giáo dục nào học 3 buổi zoom hay vài video là có thể tạo ra kết quả cả - Tất nhiên, việc này sẽ rất giá trị nếu nó miễn phí (hoặc siêu rẻ)!

*Vì ít nhất, thông qua các Video hướng dẫn hoặc Zoom Meeting…mọi người sẽ nắm được lộ trình để bắt đầu một điều gì đó, hay nhận ra những nguyên tắc quan trọng để có được “cách làm tốt hơn” trong lĩnh vực mà họ theo đuổi.*

Và để tạo ra lợi nhuận bền vững, khách hàng hài lòng, buộc bạn phải có sản phẩm tốt - hệ thống tốt.

Tóm lại, mô hình dòng tiền này có khó theo đuổi không?

Nói một cách thẳng thắn, đây là mô hình dễ tham gia nhưng khó theo đuổi - trừ khi bạn tạo được một hệ thống đủ sức giải quyết được cả 2 vấn đề mình nói ở trên!

Mình đã nghiên cứu rất nhiều về những bạn tạo ra học viện số chất lượng ở nước ngoài. Cụ thể như Ali Abdaal, Iman Gadzhi, Alex Homozi, Vanessa Lau….V.v

Tất cả những bạn ý đều có một nguyên tắc tắc chung!

Đó là họ đều sở hữu 1 hệ thống độc đáo với 3 tính năng nhất quán:
Nhìn chung, trong trường hợp bạn thực sự đam mê trong lĩnh vực hướng dẫn, khai vấn, huấn luyện thì bạn phải kiên trì để học được cách triển khai hệ thống học viện số đúng đắn.

Nếu không, bạn sẽ rơi vào cái bẫy của mô hình dòng tiền này!

Mô hình này siêu lợi nhuận, có thể tạo ra thu nhập từ 50 đến 200 triệu mỗi tháng nhưng không có nghĩa là nó dễ làm.

Và hậu quả của việc làm “sai về hệ thống” sẽ khiến bạn vừa kiếm ít tiền vừa bị chị trích là lùa gà… có khi rơi vào trầm cảm luôn chứ không đùa đâu các bạn.

Nhưng tất nhiên, không tới nổi quá tiêu cực.

Nếu bạn thật sự khao khát tạo ra giá trị từ chính chuyên môn của mình và bạn cần hệ thống đúng đắn để hiện thực hoá điều này thì có thể phần cuối cùng của bản hướng dẫn điện tử này sẽ khai mở cho bạn!

Mô hình số 5: Bán dịch vụ cho cá nhân hoặc doanh nghiệp (Services)

Để mà nói một cách công tâm, thì với mình, đây là mô hình dễ tiếp cận nhất để thu được dòng tiền nhanh cho bất kỳ cá nhân nào đang xây dựng hình ảnh, cũng như giá trị của bản thân trên mạng xã hội.

Thông thường, các bạn có thể chia sẻ chuyên môn, kinh nghiệm, sự hiểu biết của mình trên các nền tảng như Facebook, YouTube, Instagram, TikTok…V.v

Sau đó, đưa ra các lời đề nghị (Offer) về dịch vụ cá nhân (hoặc doanh nghiệp) như: Viết quảng cáo, thiết kế website, làm video, chụp ảnh profile, xây kênh A-Z, , làm đẹp tại nhà….V.v

Và mình cũng có quen một người anh đang làm trong lĩnh vực bán dịch vụ “chụp ảnh beauty” cho các nữ chủ doanh. Anh ý xây dựng nhân hiệu thông qua các video giải trí có liên quan đến buổi chụp ảnh của mình, ngoài ra còn có kênh Facebook hơn 70.000 người theo dõi.
Anh Trần Vũ Bằng (Owner tại Tranvubang Studio)
Doanh thu thì tầm đôi tỷ, phát triển tương đối bền vững gần 7,8 năm nay rồi. Tất nhiên, đây không phải là số ít những người xây kênh trên mạng xã hội rồi bán các dịch vụ của bản thân.

Mình còn có thể liệt kê thêm rất nhiều nếu cần thiết, trong đó còn có cả người làm ra hệ thống website này cho mình là anh Dương Trọng Nghĩa nữa (cám ơn anh hehe)

Nhưng….do mình vào năm 2021 cũng từng đi qua mô hình này một thời gian.

Nên mình rất hiểu nỗi đau vô cùng lớn của những ai đang làm công việc bán dịch vụ nói chung và xây thương hiệu cá nhân để bán dịch vụ nói riêng.

Mình tạm liệt kê nỗi đau đó trong ba gạch đầu dòng thôi:
Okay để mình giải thích sâu thêm.

Bản chất của mô hình này là bạn đang bán chất xám hoặc thời gian của bản thân, nên nếu bạn muốn kiếm nhiều tiền hơn thì bạn buộc phải tăng giá bán hoặc tăng số lượng khách hàng.

Tuy nhiên, tăng giá quá nhanh thì bạn sẽ bị rào cản cạnh tranh của thị trường, còn tăng số lượng khách hàng thì không thể làm một mình được.

Vậy, bạn phải xây dựng đội ngũ nhân sự.

Và…bạn sẽ phát hiện ra, nhân sự không thể làm tốt như bạn, nên phải đào tạo tương đối vất vã.

Đến khi đào tạo xong rồi, bạn lại quay về áp lực phải chạy doanh thu và tăng quy mô nhân sự để cung ứng dịch vụ.

Đến khi quy mô nhân sự tăng bạn sẽ phải tiếp tục xử lý câu chuyện của dòng tiền, vì trong trường hợp này nếu có tháng hụt doanh thu thì bạn trả lương mệt nghỉ.

Đó là chưa kể, nếu không có sự truyền thông từ hình ảnh cá nhân của bạn thì không còn cách nào để tạo ra doanh thu hay lợi nhuận nữa luôn.

Suy ra lúc này, bạn vừa làm bán hàng, vừa làm truyền thông, vừa làm đào tạo, vừa làm tài chính..v.v

Mình hiểu, bạn nào đọc đến đây mà thấy mình trong đó thì đúng rồi! Đây chính là cái bẫy mà người làm dịch vụ phải trải qua.

Tất nhiên, điều này là không thành vấn đề nếu bạn chỉ làm làm ở quy mô cá nhân, kiếm 20 đến 80 triệu mỗi tháng.

Và mình vẫn khuyến khích các bạn khởi nghiệp kinh doanh nên bắt đầu với việc bán dịch vụ trước, vì đây sẽ là nền tảng để giúp bạn xây dựng được hệ thống mối quan hệ, quen biết được nhiều người, cũng như nâng cao năng lực chuyên môn lên cực kỳ nhanh.

Chỉ là, đến một lục nào đó, bạn muốn kiếm nhiều tiền hơn thì có thể bạn cần có mộ mô hình thông minh hơn, giúp bạn tạo được thu nhập lớn, nhưng vẫn tự do và bền vững.

Chứ đừng như mình của năm 2021 - Mỗi ngày thức dậy đều phải nghĩ là “tiền đâu trả lương” “khi nào khỏi cần tìm khách hàng mới” “khi nào nhân sự làm tốt được như mình kỳ vọng” “khi nào khách hàng mới trả 50% phần tiền còn lại cho mình…?”

Vòng lẩn quẩn này cũng hơi mệt xíu à nha 🙂

OKAY, GIỜ CÙNG MÌNH NHÌN LẠI: BẢNG PHÂN TÍCH VỀ NĂM MÔ HÌNH DÒNG TIỀN

– Thu nhập 20 – 100 triệu/ tháng

– Độ khó để bắt đầu Cao

– Lợi thế:

  • Có được sự trọng vọng & công nhận từ xã hội.
  • Thu nhập cao và có thể rất cao trong tương lai.

– Rào cản:

  • Rất dễ bị thay thế và phải liên tục tìm cách thu hút truyền thông.
  • Có nhiều rủi ro về hình ảnh bản thân và phải chịu áp lực lớn từ chính sự nổi tiếng của mình

– Thu nhập 5 – 20 triệu/ tháng

– Độ khó để bắt đầu Thấp

– Lợi thế:

  •  Dễ làm, dễ tiếp cận.
  • Nguồn lực bản thân bỏ ra ít, có thể xem như nghề tay trái.


– Rào cản:

  • Tuy dễ làm nhưng có ít cơ hội để tạo ra thu nhập lớn vì nhiều rào cản từ thị trường thương mại điện tử.

– Thu nhập 10 – 15% / doanh thu

– Độ khó để bắt đầu Trung bình

– Lợi thế:

  • Có cơ hội sở hữu được thương hiệu kinh doanh lâu dài, không bị phụ thuộc.
  • Có tiềm năng thu nhập lớn nếu doanh số lớn và năng lực vận hành, quản trị tốt.


– Rào cản:

  • Lợi nhuận không quá cao và phải phụ thuộc vào sự biến động của các sàn thương mại điện tử.
  • Để tăng trưởng lên quy mô lớn, và lợi nhuận bền vững trên sàn thương mại điện tử thì không hề dễ dàng, do có rất nhiều rào cản.

– Thu nhập 50 – 200 triệu/ tháng

– Độ khó để bắt đầu Trung bình

– Lợi thế:

  • Có được sự biết ơn của khách hàng nếu làm tốt.
  • Thu nhập rất cao vì siêu lợi nhuận.
  • Có nhiều tiềm năng để tạo ra tài sản lớn cho bản thân.

– Rào cản:

 

  • Rủi ro bị chỉ trích tiêu cực nếu không có hệ thống sàn lọc khách hàng phù hợp.
  • Khó phát triển bền vững nếu không có chiến lược phù hợp.

– Thu nhập 20 – 80 triệu/ tháng

– Độ khó để bắt đầu Thấp

– Lợi thế:

  • Dễ bắt đầu và thời gian tạo ra thu nhập trên 20 triệu tương đối nhanh.
  • Có cơ hội để xây dựng các mối quan hệ & trau dồi năng lực chuyên môn.

– Rào cản:

  • Bị phụ thuộc vào nguồn lực (thời gian, chất xám, kênh truyền thông) cá nhân quá nhiều.
  • Rất khó để tăng trưởng quy mô thu nhập.
Đối với mình, cả năm mô hình trên đều xứng đáng để theo đuổi, và nó tuỳ vào nguồn lực, cũng như mức độ phù hợp của mỗi người.

Nhưng rào cản là có! Những cái bẫy cũng rất rủi ro!

Tất nhiên việc của mình không phải là từ chối các mô hình dòng tiền này! Vì đây là trọng điểm giúp cho bất kỳ ai muốn lan toả giá trị bên trong, muốn giúp đỡ người khác… có thể tạo được thu nhập bền vững.

Vậy, câu hỏi là: “làm như thế nào để vượt ra các rào cản & tận dụng được các mô hình dòng tiền trên một cách tốt nhất để phục vụ cho hành trình kinh doanh bền vững của bạn”

Để trả lời cho câu hỏi này, mình xin phép được dùng một từ khoá tiếng Anh để dẫn dắt bạn nhé.

Từ khoá đó là:

MODELING

Bạn có thể dịch ra theo tiếng Việt là: “mô hình hoá”

Và tại sao từ khoá này lại quan trọng?

Thật ra, bạn có thể hình dung theo cách đơn giản nhất là: “Hầu hết những người đang tạo ra dòng tiền lớn trong việc kinh doanh đều có một mô hình cụ thể để theo đuổi”

Mô hình hoá (Modeling) nó như một tấm bản đồ trực quan giúp bạn chỉ cần tập trung làm một nhóm những công việc quan trọng để tạo ra kết quả tốt nhất.

Và khi bạn có được một mô hình đúng đắn, chính nó sẽ giữ cho bạn sự tập trung tuyệt đối, loại bỏ được những rào cản của thị trường.

Nên…trong nội dung này, tức tấm bản đồ của sự thật…

Mình sẽ trình bày cho bạn một mô hình tốt nhất trong việc xây kênh và kinh doanh trên mạng xã hội.

Một mô hình mà bạn chỉ cần bỏ vào đó nguyên liệu từ chính sở thích, niềm đam mê, phong cách sống hay chuyên môn của bạn…nó sẽ hoạt động để giúp bạn nhìn thấy được con đường tạo ra dòng tiền bền vững.

Mình tạm gọi mô hình này là:

CREATOR-PRENEUR BUSINESS MODEL

Trước hết, mình muốn giải thích cho bạn về khái niệm “Creator-preneur” đã.

Có thể bạn đã nghe rất nhiều về Entrepreneur, dịch nghĩa đơn thuần là doanh nhân hoặc người khởi nghiệp để phụng sự cho xã hội.

Creator-preneur cũng có thể cắt nghĩa là người tạo ra giá trị và dòng tiền từ công việc sáng tạo…hay bạn cũng có thể gọi theo cách dễ hiểu hơn là “doanh nhân sáng tạo nội dung”

Chính xác mà nói thì một doanh nhân sáng tạo nội dung sẽ xây dựng công việc kinh doanh của mình dựa trên việc lan toả giá trị của bản thân.

Họ sẽ trả lời câu hỏi đầu tiên (mà mình đã hỏi bạn) để bắt đầu mọi thứ:

“Bạn muốn giúp được gì cho ai, làm được điều gì?”

Mặc dù câu hỏi này không dễ để trả lời. Vì đại đa số mọi người hay quan tâm đến việc “kiếm tiền bằng cách nào” hay “xây dựng nội dung trên mạng xã hội nào” hay “bán cái gì” đầu tiên.

Tuy nhiên, nó lại là câu hỏi quan trọng nhất!

Và nó không hàm ý cho việc là bạn phải “giúp một ai đó” thông qua dịch vụ hay khoá học…V.v (đừng hiểu lầm nhé)

Đây là câu hỏi với mục tiêu đơn thuần là giúp bạn xác định được giá trị mà bản thân muốn trao đi.

Khi bạn thấy rõ được giá trị bạn muốn trao đi, bạn mới biết được:
Tất cả những gì liên quan đến xây kênh và kinh doanh trên mạng xã hội cần phải nhất quán với chuỗi giá trị của bạn.

Vì chính sự nhất quán đó, sẽ tạo cho bạn sự bền vững.

Vậy, nếu bạn đã trả lời được câu hỏi quan trọng trên, thì nên mô hình hoá việc xây kênh và kinh doanh trên mạng xã hội như thế nào?

Yah…tới lúc rồi, mình sẽ hướng dẫn ngay cho bạn mô hình đó, thứ mà mình gọi là tấm bản đồ của sự thật.

Bắt đầu nhé, đối với mình, các bạn hãy xác định một giá trị cụ thể (giúp được gì cho ai, làm được điều gì?), hãy viết câu trả lời ra và sau đó mô hình hoá điều đó thành 4 tầng, bao gồm:
 

Tầng số 1

Trao giá trị miễn phí & thâu tóm (Free Value & Acquisition)

Đây là tầng của việc sáng tạo nội dung hữu ích hoặc thú vị. Cũng là tầng căn bản nhất mà hầu hết mọi người vẫn hay làm.

Rằng bạn sẽ làm video, hình ảnh, bài viết để đăng tải trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok hoặc YouTube.
Bản thân mình trong 2 năm qua cũng hướng dẫn cho rất nhiều bạn xây dựng kênh & kinh doanh trên mọi nền tảng - Bạn có thể xem thử kết quả của những bạn ý: Xem thêm

Và mình hiểu được rằng, mạng xã hội nếu làm tốt, nó hoàn toàn có thể giúp bạn phát triển được rất nhanh nguồn thu nhập mà bạn mong muốn.

Nhưng, nếu chỉ dừng lại ở đây, bạn cũng có thể sẽ rơi vào cái bẫy của mạng xã hội!

Vì thật sự, mạng xã hội chỉ đơn thuần làm đúng công việc là: Hiển thị nội dung của bạn thông qua thuật toán (hoặc quảng cáo)

Vậy nên lượng người theo dõi mà các bạn có được trên mạng xã hội là rất ít giá trị. Bạn chỉ có một lựa chọn duy nhất để giữ được lượng tiếp cận là làm nội dung liên tục, bắt trend liên tục, thay đổi liên tục theo thuật toán đề xuất nội dung của nền tảng hoặc tiếp tục bỏ tiền quảng cáo.

Và nếu bạn chưa tin thì mình cho bạn xem Facebook của người này:
Facebook chú Thanh Bạch
Mình không dám chắc là bạn biết chú này không, nhưng mình tin là có rất nhiều người Việt Nam biết về MC Thanh Bạch.

Kênh Facebook của chú ý không tệ, tận hơn 200 nghìn người theo dõi.

Thế…khi chú ý đăng một bài Post lên kênh thì chắc phải nhiều tương tác lắm đúng không?
Okay, 92 lượt tương tác. Một con số tương đối vừa phải của bất kỳ một kênh Facebook vài nghìn người theo dõi nào cũng có được.

Và điều này có 3 ý nghĩa:

Thứ nhất

Chú Thanh Bạch hiện tại đã ít hoạt động nghệ thuật, nên không còn thu được “lời bàn tán” của công chúng như trước kia.

Thứ hai

Nội dung mà chú Thanh Bạch đăng tải lên Facebook không phù hợp với thuật toán đề xuất, nên không thể hiển thị cho nhiều người.

Thứ ba

Người theo dõi của chú Thanh Bạch mất kết nối với chú và không nhìn thấy bài post của chú hiện lên trên New feed của họ nữa (điều này cũng do thuật toán)

Vậy, chúng ta có thể kết luận được rằng: “thuật toán của mạng xã hội buộc bạn phải duy trì tính liên tục, và trong cuộc chơi này, người sáng tạo nội dung trở thành một công cụ để các nền tảng xây dựng người dùng. Họ trả lại bạn lượt người theo dõi, cho bạn sự hào quang và bắt ép bạn phải duy trì sự hào quang đó thông qua việc lao động mãi mãi”

Nghe tiêu cực ghê 😞

Nhưng mình không vì điều này mà từ bỏ mạng xã hội đâu các bạn, yên tâm đi!

Mình chỉ đang giúp các bạn nhìn rõ sự thật để thay đổi tình thế mà thôi.

Và chúng ta nên ở trong tâm thế tận dụng thuật toán mạng xã hội thay vì trở thành con cờ cho họ thao túng.

Vậy làm như thế nào là tận dụng thuật toán?

Tất nhiên, việc sử dụng thuật toán đề xuất để được hiển thị nội dung trên mạng xã hội đã là một việc rất khó với nhiều người rồi.

Có rất nhiều bạn nỗ lực xây kênh, làm đủ mọi loại nội dung vẫn chưa có được trăm nghìn hay triệu lượt xem.

Hay nhiều bạn muốn tạo thu nhập từ mạng xã hội, cố gắng rất nhiều cũng vẫn chưa có kênh TikTok, YouTube, Instagram hay Facebook được 10 nghìn người theo dõi nữa.

Mình đồng ý! Để được người khác biết đến nội dung, hay giá trị của bạn trên mạng xã hội, rất cần sự nỗ lực.

Mình ủng hộ sự nỗ lực và mình luôn tìm cách giúp đỡ các bạn để xây kênh tốt hơn!

Nhưng quan trọng hơn, mình không muốn sau bao nỗ lực, vật vã trong việc xây kênh mà các bạn chỉ sở hữu một lượng người theo dõi đơn thuần.

Các bạn nên phải sỡ hữu thêm một thứ giá trị hơn, giúp bạn kiếm nhiều tiền hơn, bền vững hơn.

Mình gọi đó là “MỐI QUAN HỆ”

Bạn không nghe lầm đâu! Nhưng để các bạn dễ hiểu hơn thì “mối quan hệ” ám chỉ việc bạn có được thêm nhiều “bạn bè” - tức những người giao tiếp, nói chuyện với bạn hàng ngày, hàng tháng, hàng năm.

Đây sẽ là những người luôn trong tâm thế ít đề phòng nhất và sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm dịch vụ mà bạn cung cấp.

Họ cũng sẽ là những người đã hiểu rõ về giá trị của bạn, có niềm tin dành cho bạn, có sự quý mến bạn và muốn được kết nối dài lâu với bạn.

Và thông thường, bạn không thể có quá nhiều bạn bè đúng không!? Vì để kết bạn, bạn phải đi giao tiếp, cà phê nói chuyện, hay tiệc tùng ngày đêm - đây là việc bất khả, cùng lắm bạn chỉ có thể giao tiếp liên tục được với vài trăm người thôi.

May mắn thay, Internet giúp bạn làm được điều đó, cụ thể hơn là giúp bạn xây dựng được danh sách mối quan hệ lên đến hàng trăm nghìn người thông qua những công cụ hội thoại như Email, Zalo, Facebook Messenger, Telegram…v.v

Chính xác hơn là bạn có thể tạo ra Group (cộng đồng) những người quan tâm đến giá trị của bạn.

Sau đó chăm sóc họ, kể chuyện cùng họ, chia sẻ kiến thức hoặc vui chơi giải trí online cùng họ..v.v

Bất kỳ điều gì có thể!

Vậy, ý mình là, bạn vẫn nên xây kênh, nên làm nội dung trên mạng xã hội, nên nỗ lực chạy theo “thuật toán đề xuất” để nội dung mà bạn làm ra được hiển thị với nhiều người, giúp họ biết về bạn, nhận ra giá trị của bạn, yêu thích bạn, thậm chí mua các sản phẩm bạn gợi ý.

Nhưng…nhất định, không được dừng lại ở đó, mà hãy kêu gọi người xem tham gia vào cộng đồng riêng của bạn, nơi mà bạn thật tâm muốn kết bạn với họ.

Hình thái khá đơn giản thôi:
B1: Bạn chọn ngách nội dung chiến lược

B2: Bạn sáng tạo và đăng tải nội dung hữu ích lên 1 hoặc nhiều nền tảng. (Lời khuyên: Nên chọn 1 nền tảng duy nhất trước nếu như bạn là người mới, hãy tập trung vào nó cho đến khi bạn tạo được những kết quả nhất định thì hãy mở rộng sang các nền tảng khác)

B3: Bạn tạo ra một cộng đồng nhỏ thông qua các công cụ như danh sách nhận bảng tin qua Email, Group Zalo, Group Facebook, Group/ Channel Telegram...v.v

👉 những công cụ này sẽ giúp bạn đảm bảo được việc “hơn 50% những người tham gia sẽ nhìn thấy thông điệp từ bạn, hay thậm chí sẵn sàng hành động theo lời kêu gọi của bạn với ít sự nghi ngờ nhất có thể” → Đây là điều mà bạn không thể làm được với lượng người theo dõi trên mạng xã hội!

Tất nhiên, để những người tiếp cận nội dung trên mạng xã hội của bạn có thể tham gia vào cộng đồng mà bạn tạo ra thì bạn cần phải có “mồi câu” - tức một điều gì đó miễn phí nhưng rất giá trị.

Đó có thể là:
Lưu ý: Bên trong mồi câu, bạn nên gắn thêm link giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của bạn, hoặc link tiếp thị liên kết cho các mặt hàng có liên quan. Từ đây, bạn sẽ có được nguồn chuyển đổi thu nhập bền vững hơn mà không phụ thuộc vào bất kỳ đơn vị thứ 3 nào.


Okay, rất nhiều thứ để bạn làm mồi câu. Nhưng bạn cần phải đảm bảo giúp mình là những thứ đó phải thật sự giá trị, vì nếu nó càng giá trị thì sự kết nối trong cộng đồng của bạn sẽ càng lớn.

Và chỉ khi như thế bạn mới thực sự sở hữu được “tài sản bền vững”

Vì bạn nên tin một điều rằng, lượng người theo dõi trên mạng xã hội không phải là tài sản, đó chỉ là “hào quang vui vẻ” mà các nền tảng như Facebook, TikTok, Instagram, YouTube cho bạn vay mượn mà thôi

Chỉ có “danh sách mối quan hệ” - tức những người duy trì sự kết nối trong cuộc hội thoại với bạn mới thực sự là tài sàn, bạn có thể kiếm rất nhiều tiền thông qua việc làm tiếp thị liên kết, nhận tài trợ, bán sản phẩm, bán dịch vụ v.v…cho họ!

Tóm lại, thay vì bạn chỉ phụ thuộc vào mạng xã hội để có được sự nhận biết, để kiếm tiền, để kinh doanh v.v…thì bạn lật ngược thế cờ!

Tức bạn sẽ là người tận dụng “thuật toán đề xuất” (thậm chí là quảng cáo trả phí) của các nền tảng mạng xã hội để vừa kiếm được lợi nhuận thông qua một trong 5 mô hình dòng tiền, vừa xây dựng được cộng đồng mối quan hệ bền vững cho bản thân!

Để một ngày, thuật toán thay đổi, bạn bị “flop”, hoặc bạn ngưng chi tiền quảng cáo cho các nền tảng mạng xã hội…bạn vẫn có nơi để tạo ra tiền!

Nhưng đó là mình nói cho vui, chứ thật ra bạn vẫn sẽ tiếp tục đăng tải nội dung lên mạng xã hội và chi tiền cho quảng cáo...vì điều này sẽ giúp bạn tăng trưởng doanh thu lớn hơn theo thời gian.

Việc có danh sách mối quan hệ sẽ giúp cho bạn sự giữ được sự bền vững khi có biến + tăng tỉ lệ chuyển đổi bán hàng, cũng như tiết kiệm rất nhiều chi phí cho hoạt động kinh doanh.
 

Tầng số 2

Lời đề nghị gắn kết lâu dài (Subscription/ Continuity Offer)

Thật lòng mà nói, nếu bạn là một người có ít tham vọng. Bạn không có nhu cầu tạo ra dòng tiền hàng tháng bền vững hơn thì việc bạn ở lại với tầng số 1 cũng là đủ để tạo ra lợi nhuận trung bình tầm 1000$+/ tháng rồi.

Nhưng, nếu bạn muốn đi tiếp, tức nghĩa bạn thực sự muốn từ một “nhà sáng tạo nội dung có thu nhập cao” trở thành “doanh nhân sáng tạo nội dung có lợi nhuận bền vững”!

Và bạn muốn loa toả giá trị bản thân nhiều hơn, giúp đỡ được nhiều người hơn & quan trọng nhất là vượt qua “những cái bẫy của 5 mô hình dòng tiền”

Thì tầng số 2 này sinh ra vì điều đó.

Lời đề nghị gắn kết lâu dài

Nghe thì hoa mỹ, nhưng hình dung đơn giản là “Bạn cần sở hữu một sản phẩm rất giá trị và có thể thanh toán định kỳ với mức giá thành hợp lý”

Ủa khoan…vì sao cần phải làm cái này? Bán lẻ sản phầm vật lý trên sàn thương mại điện tử hay bán khoá học hoặc dịch vụ cũng ngon mà?

Đúng, như mình nói ở trên, nếu bạn dừng lại ở tầng 1, tức tận dụng mạng xã hội để tạo ra một cộng đồng riêng, rồi thông qua cộng đồng đó bán bất kỳ điều gì phù hợp với giá trị thương hiệu cá nhân của bạn thì vẫn ổn, thu nhập vẫn tốt.

Nhưng…để mình tổng hợp lại các rào cản của 5 mô hình dòng tiền cho bạn đã nha:
Tất nhiên, rào cản không có nghĩa là các mô hình trên không nên làm, chỉ là đến một lúc nào đó bạn khó để có thể tăng trưởng quy mô và duy trì sự ổn định với ít nguồn lực nhất có thể.

Nên chính rào cản này sẽ khiến bạn giúp đỡ được ít người hơn, có ít sự tự do hơn và ngụp lặn trong việc giải quyết khó khăn, thách thức liên tục của thị trường.

Vậy…hãy thử tưởng tượng nếu bạn tìm được 1000 người có thể chi trả cho bạn 500.000 - 2.000.000/ tháng, liên tục trong nhiều năm thì sao?

À, mình chắc chắn luôn, bạn sẽ ngủ ngon hơn rất nhiều vì mỗi sáng thức dậy bạn sẽ thấy tiền chạy vào tài khoản liên tục. *Bạn sẽ không thể nào có một ngày tồi tệ nếu một sáng tinh mơ, tiếng ting ting của ngân hàng thay thế cho chuông báo thức.*

Đây cũng chính là điều tuyệt vời của nền kinh tế thuê bao (Subscription Economy).

Và, mô hình thanh toán sản phẩm, dịch vụ theo tuần, tháng, năm..bản chất là không có gì mới mẻ cả. Bạn có thể thấy điều đó hàng ngày thông qua các ứng dụng trả phí trên điện thoại của bạn.

Có điều, ứng dụng hay phần mềm trả phí không phải là hình thái duy nhất của nền kinh tế thuê bao, mình sẽ liệt kê cho bạn một danh sách rất nhiều ý tưởng bao gồm:
Okay, nhiều lắm các bạn, từ sản phẩm vật lý, đến sản phẩm số hay dịch vụ cá nhân đều có thể biến chuyển thành mô hình thuê bao.

Và các bạn cũng đừng hình dung gì quá phức tạp. Đơn giản mà nói đây chính là dạng bạn tạo ra một cộng đồng những người tiêu dùng sản phẩm của bạn liên tục.

Thế…việc làm ra một sản phẩm trả phí theo tuần, tháng, năm có khó không?

Khó! Chắc chắn rồi! Không chỉ sản phẩm dạng “thuê bao” mà bất cứ một sản phẩm nào bạn làm ra để bán đều khó cả.

Nếu như mà dễ, ai cũng làm được thì sẽ không có rào cản cạnh tranh, mà không có rào cản cạnh tranh thì giá trị sẽ thấp, giá trị thấp thì tiền ít, tiền ít thì thua luôn.

Yah, mình đùa thôi 🙂

Nhưng mình cũng muốn thành thật rằng, khi bạn kinh doanh, làm sản phẩm, trao giá trị hay giúp đỡ người khác thì mặc nhiên bạn phải dành tâm sức để tạo ra thứ gì đó chất lượng.

Dù bạn chỉ đơn thuần là bán hàng quần áo, phụ kiện, đồ ăn vặt trên sàn thương mại điện tử đi chăng nữa thì có phải bạn vẫn nên làm tốt nhất, khác biệt nhất đúng không?

Và ở đây, mình muốn nói một thông điệp rằng
“Nếu như cùng một công sức, cùng một độ khó, thì mình thà là làm ra một sản phẩm để phục vụ ít khách hàng nhất có thể. Từ đó, mình có thời gian để tập trung xây dựng giá trị tốt hơn cho khách hàng của mình, giúp đỡ họ nhiều hơn..thay vì áp lực với việc đi tìm thêm khách hàng mới mỗi ngày”
Thú vị hơn…nếu như bạn cung cấp một dịch vụ hay sản phẩm mà có thể thanh toán định kỳ (với mức giá ưu đãi) thì đại đa số khách hàng sẽ dễ tiếp cận hơn.

Lời đề nghị (Offer) của bạn, lúc này, có tính chuyển đổi cao hơn bao giờ hết.

Vì vậy, trong trường hợp bạn đã tận dụng các nền tảng mạng xã hội như (TikTok, Instagram, Facebook, YouTube) để xây dựng thương hiệu, thu hút họ tham gia vào cộng đồng giá trị của bạn rồi…thì hãy cho họ “một lời đề nghị gắn kết lâu dài”

Tất nhiên, lời đề nghị đó vẫn phải liên quan mật thiết với những người đã tiếp cận bạn trên mạng xã hội và tham gia vào cộng đồng của bạn.

Và, trong trường hợp bạn chưa thể tạo ra sản phẩm như vậy, bạn hoàn toàn cũng có thể đi hợp tác hoặc nhượng quyền một số mô hình kinh doanh đã ra kết quả.

Ở Việt Nam vẫn có rất nhiều mô hình thanh toán định kỳ hoặc sản phẩm có tính liên tục, việc của bạn là sàn lọc, cũng như chọn ra sản phẩm phù hợp với chuỗi giá trị của bản thân.

Okay, truyền cảm hứng chút nha.

Đất nước chúng ta có 100 triệu dân.

Nếu sản phẩm của bạn chất lượng, bạn thật sự dành tâm sức của mình để giúp đỡ người khác, thì thật khó để bạn không tìm được ít nhất từ vài trăm đến 1000 người trả tiền cho bạn hàng tháng!

Đó là sự thật!
 

Tầng số 3

Kết nối những mối quan hệ có giá trị cao (High Value Relationship)

Tới đây, mình muốn các bạn quay lại một câu nói rất thân quen:

“Hãy nói cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ cho bạn biết bạn là ai?”

Hmm…về căn bản thì đây là một câu mang hàm ý rằng: “những người mà bạn hay tiếp xúc có ảnh hưởng mật thiết đến thế giới quan, tính cách, tri thức hoặc phong cách sống của bạn”

Tuy nhiên, mình nghĩ nha, đây cũng là câu nói thể hiện được một việc còn quan trọng hơn, đó là

“Chính những mối quan hệ đặc biệt xung quanh bạn, sẽ giúp bạn có giá trị cao hơn, thậm chí tạo ra nhiều tài sản hơn”

Bạn hãy hình dung về một số trường hợp sau:
Tất nhiên, để có được những mối quan hệ, sự kết nối hay khách hàng cao cấp là một việc mà nhiều bạn nghĩ rằng là “nó không hề dễ dàng”

Mình cũng đã từng nghĩ như vậy!

Tuy nhiên, trong ba năm qua, từ lúc mình bắt đầu xây dựng thương hiệu cá nhân cho bản thân, mình đã có cơ hội được tác cố vấn đào tạo cùng: Sony Vietnam, Instagram Vietnam, Amway Vietnam, Lazada, Prudential, FWD…v,v

Ngoài ra, mình còn có những Coachee là những người rất giỏi trong lĩnh vực họ, thậm chí có sức ảnh hưởng nhất định đến cộng đồng. Họ sẵn sàng chi trả cho mình từ 5000$ - 10.000$ để mình có thể đồng hành cùng họ đạt được mục tiêu.

Và….mình phát hiện ra!

Việc chúng ta không có cơ hội được hợp tác hoặc bán sản phẩm dịch vụ của mình cho những đối tác có giá trị cao, sẵn sàng chi trả số tiền lớn là do “niềm tin giới hạn”

Không phải vấn đề tâm linh đâu, ý mình là bạn có thể thay đổi lại tâm thế của bản thân. Cụ thể
Và khi mà bạn đã thiết lập được việc bạn có những nguyên tắc riêng & bạn sẵn sàng cung cấp một điều gì đó cực kỳ giá trị thì những mối quan hệ cao cấp sẽ dễ dàng kết nối với bạn.

Đây thực sự là vấn đề niềm tin, mình khá dám chắc rằng nếu bạn thay đổi cách tiếp cận, bạn sẽ nhận được những điều xứng đáng.

Nhưng….các bạn cũng đừng rơi vào cái bẫy của những khách hàng hay mối quan hệ giá trị cao nhé!

Thật ra, dạo gần đây từ khoá “khách hàng giá cao” đã trở nên khá phổ biến trong giới làm dịch vụ cá nhân hay huấn luyện viên, người hướng dẫn.

Thế là hầu hết mọi người cứ đâm đầu vào việc chỉ bán sản phẩm giá cao, bất chấp mọi rủi ro về tính cam kết hay khả năng cung ứng dịch vụ.

Việc này dẫn đến khá nhiều hệ luỵ tiêu cực.

Và…mình nghĩ, các bạn nên hiểu rõ hơn về sứ mệnh của khách hàng giá trị cao!

Khách hàng giá trị cao không phải là trọng điểm trong doanh thu, cũng như không phải một mô hình để bạn tìm càng nhiều càng tốt những người sẵn sàng chi trả số tiền lớn.

Bản chất, nếu cái gì nhiều thì giá trị sẽ thấp, làm sao mà cao được?

Vậy nên, tại tầng này, việc của bạn là thay đổi tư duy, thay đổi phương pháp tiếp cận để kết nối được một số lượng vừa phải những khách hàng hay mối quan hệ có giá trị cao (Ví dụ như mình thì 1 năm chỉ nhận 20 Premium Coachee thôi)

Từ đó, chính những khách hàng đó sẽ trở thành chất liệu truyền thông, giúp bạn kể những câu chuyện thú vị cho cộng đồng miễn phí của bạn ở tầng số 1, thậm chi giúp bạn tăng tỉ lệ chuyển đổi, cũng như doanh thu của bạn ở tầng số 2!

Đây mới chính là sứ mệnh thật sự! Và với cách làm này, bạn mới đủ nguồn lực cung ứng và tạo ra giá trị cao thật sự cho những đối tác đặc biệt của bạn!
 

Tầng số 4

Tạo ra cộng đồng có lợi nhuận từ giá trị của bạn (Earn Money System)

Okay, đây là tầng cuối cùng trong mô hình doanh nhân sáng tạo nôi dung.

Bản thân mình xem đây là tầng của việc xây dựng sự thịnh vượng dài lâu.

Mặc dù nghe đến đây các bạn có thể nghĩ mình đang nói đến những điều “đao to búa lớn”, tuy nhiên…mình chỉ đơn thuần nói sự thật.

Để có thể giải thích về tầng này, mình muốn các bạn cùng nhìn vào một số thương hiệu như Trung Nguyên Legend, Sun House, KFC, TGDĐ, 30Shine…..

Đây đều là các thương hiệu rất thành công tại Việt Nam và họ gần như có một điểm chung nhất quán, đó là Hệ Thống Kinh Doanh.

Và điều này đối với mình là rất quan trọng. Vì với những mô hình tăng trưởng thu nhập khác như đầu tư tài chính hay bất động sản các thứ thì mình không dám nói.

Nhưng trong câu chuyện kinh doanh tại Việt Nam thì việc bạn sở hữu một hệ thống bán hàng tốt sẽ là nguồn lực tuyệt vời để tạo nên sự khác biệt.

Tất nhiên, hệ thống không nhất thiết phải ở quy mô lớn, dạng cửa hàng Offline như mình liệt kể ở trên.

Mà hệ thống có thể là những cá nhân hay tổ chức nhỏ cùng hợp tác với bạn để tạo ra lợi nhuận.

Một số hình thái đơn giản nhất là:
Mình sẽ cho bạn một ví dụ để dễ hình dung hơn.

Alex Homozi là một cá nhân đã từng rất thành công trong lĩnh vực kinh doanh có liên quan đến việc giúp người khác xây dựng vóc dáng.

Ở tầng số 2 “lời đề nghị gắn kết lâu dài”, Alex tạo ra một mô hình là Private Training (Gym), tức là bạn có thể tập cùng huấn luyện viên một cách riêng tư hàng tháng với một phòng Gym nhỏ, có vừa đủ thiết bị.

Và ở tầng số 4 này, Alex đã nhượng quyền mô hình Private Training (Gym) của mình cho rất nhiều huấn luyện viên cá nhân, từ đó tạo ra một doanh nghiệp được định giá vài chục triệu đô.

Đây là điều rất truyền cảm hứng cho mình, vì mình biết, việc tạo ra hệ thống kinh doanh ở Việt Nam là hoàn toàn khả thi.

Thậm chí mình từng quen biết rất nhiều người có thu nhập cực kỳ cao đã và đang tạo ra một hệ thống bán hàng về vững cho công việc kinh doanh của họ.

Tất nhiên, cuộc chơi này sẽ rất tiêu cực nếu bạn không tạo ra được sản phẩm tốt ở tầng “lời đề nghị gắn kết lâu dài”, bởi hệ thống chỉ thực sự hoạt động khi đảm bảo được hai yếu tố:
Vậy nên, nếu bạn muốn phát triển tầng số 4 (tức tạo ra một cộng đồng có lợi nhuận từ giá trị của bạn), thì nhất thiết phải quay lại xem xét mọi góc cạnh của sản phẩm.

Sau đó hãy đóng gói lại phương pháp bán hàng, quy trình cung ứng & thương hiệu để có thể trao cơ hội cho người khác, giúp họ cùng bạn tạo ra giá trị lớn hơn.

Tất nhiên, việc quan trọng cuối cùng là phải duy trì việc đào tạo cũng như truyền cảm hứng cho hệ thống của bạn.

Khi bạn thật tâm giúp họ tạo ra lợi nhuận, cũng như giúp họ cũng trao được giá trị giống như bạn thì lúc đó sự thịnh vượng bền vững sẽ tìm tới bạn không sớm thì muộn.
 

BẢN ĐỒ TRỰC QUAN VỀ MÔ HÌNH DOANH NHÂN SÁNG TẠO NỘI DUNG

Okay, xem đến đây thì nghĩa là các bạn đã trải qua một hành trình khai mở với rất nhiều thông tin cần phải suy ngẫm sâu mới có thể hiểu hết được.

Vậy nên, mình sẽ trực quan hoá mô hình này để các bạn có thể lưu lại và suy xét kỹ lưỡng hơn về những điều mình đã chia sẽ.

Việc đầu tiên, hãy trả lời câu hỏi: “Bạn muốn giúp gì cho ai? làm được điều gì?”

Tiếp theo, hãy hiện thực hoá mong muốn của bạn theo 4 tầng:

_ Xây dựng nội dung hữu ích hoặc giải trí trên các nền tảng mạng xã hội

_ Thiết kế mồi câu giá trị để gợi ý cho những người dùng đã tiếp cận nội dung của bạn trên mạng xã hội

_ Tạo ra & chăm sóc cộng đồng danh sách mối quan hệ những người quan tâm đến giá trị của bạn

– Xây dựng hoặc hợp tác với một mô hình sản phẩm chất lượng có tính liên tục, hoặc thanh toán định kỳ

– Gửi lời đề nghị đó đến danh sách mối quan hệ của bạn

– Duy trì việc chăm sóc từ 500 – 1000 khách hàng định kỳ của bạn để họ nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

– Thiết lập các nguyên tắc giá trị của bản thân, thể hiện mong muốn được kết nối với những mối quan hệ chất lượng

– Tạo ra chương trình hoặc lời đề nghị hợp tác cao cấp, có tính cam kết hoặc tính đặc biệt, khan hiếm.

– Duy trì tính cao cấp, có giới hạn và đồng sáng tạo các câu chuyện truyền thông để phục vụ lại cho hai tầng trước

– Đóng gói lại hệ thống bán hàng, quy trình cung ứng sản phẩm của bạn ở tầng “lời đề nghị gắn kết lâu dài”

– Hợp tác chuyển giao theo hình thức nhượng quyền, tiếp thị liên kết, hoặc phân phối đại lý cho sản phẩm của bạn.

– Duy trì việc đào tạo hệ thống, truyền cảm hứng và dựng xây một cộng đồng có lợi nhuận bền vững! 

Mình biết, ngay lúc này, các bạn có thể hỏi “Vì sao việc xây dựng thương hiệu cá nhân & phát triển theo mô hình doanh nhân sáng tạo nội dung lại cần thiết”

Trước khi kết thúc bài hướng dẫn, mình cũng muốn trải lòng để giải thích cho bạn vì sao mình lại rất tâm huyết với mô hình trên.

Mình nghĩ các bạn và kể cả mình nên chấp nhận một sự thật rằng “nền kinh tế bán lẻ của chúng ta đang đứng trước nguy cơ bị xâm chiếm triệt để bởi Trung Quốc”

Hiện tại, họ đã xây dựng một hệ thống nhà máy, kho bãi cực kỳ lớn đặt ngay biên giới Việt Nam.

Về nguồn lực thực tế, các đơn vị bán lẻ Trung Quốc có thể bán sản phẩm trực tiếp từ nhà máy đến tay người tiêu dùng Việt Nam với mức giá rẻ đến mức gần như rất ít nhà bán lẻ nào tại Việt Nam có thể cạnh tranh.

Ngoài ra, họ cũng hợp tác thương mại, hoặc cổ phần hoá, hoặc sở hữu những công cụ bán lẻ chiến lược như nền tảng thương mại giải trí (TikTok), nền tảng thương mại (Lazada), hệ thống vận chuyển (J&T) và rất nhiều đơn vị sản xuất hay đơn vị phân phối trung gian.

Tóm lại…nếu như vào một ngày đẹp trời, bạn muốn khởi nghiệp bán hàng Online, thì mình phải nói thật lòng nha, trừ khi bạn có nguồn lực rất lớn về cả tài chính, nhân sự, chuyên môn, mối quan hệ thì có lẽ vẫn còn cửa thắng, còn không thì nên quay đầu là bờ các bạn ạ.

Nhưng chúng ta vẫn phải khởi nghiệp, vẫn phải phát triển kinh tế để có thể trao giá trị cho xã hội, hay gần hơn là cho chính gia đình của mình đúng không?

Và thông qua sự suy xét kỹ lưỡng, mình nhận thấy con đường tốt nhất để len lõi vào thị trường gần như chỉ có một: “tạo ra cộng đồng xoay quanh giá trị của bạn”

Thật ra, nếu bạn nhìn kỹ vào mô hình doanh nhân sáng tạo nội dung mà mình đã chia sẽ thì sẽ thấy nó chính là một hệ thống cộng đồng (dựa trên nền tảng thương hiệu cá nhân)

Cụ thể hơn:
Đơn giản là như vậy thôi, mặc dù biết hành trình này cũng sẽ có nhiều khó khăn, cần phải học nhiều, nỗ lực cũng rất nhiều.

Nhưng, mình tin là bạn sẽ sẵn sàng nỗ lực nếu thấy ánh sáng cuối con đường, còn hơn là đi từng bước chân hoang mang vì phía trước gần như không có lối ra.

Cuối cùng…mình tạo ra VNCreator-Preneur là để đồng hành cùng bạn trên con đường trở thành doanh nhân sáng tạo nội dung, hay chính xác là giúp bạn phát triển tài sản dòng tiền bền vững từ nền tảng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội.

Mình nghĩ, nếu cảm thấy phù hợp, bạn nên tham gia vào chương trình khai vấn mình, để mình có thể tiếp tục sứ mệnh với sự hỗ trợ đầu tiên là giúp bạn kích hoạt được việc xây kênh, biết cách để sử dụng thuật toán của các nền tảng MXH để hiển thị nội dung giá trị của bạn đến với nhiều người.
Hi vọng sẽ giữ được sự kết nối với bạn

Chân thành cảm ơn bạn vì đã xem hết bài hướng dẫn này.

From Mayashare With Love!
Cần giúp đỡ? Email: hi@vncreatorpreneur.com
©vncreatorpreneur - Build by KP3, 2021 / All Rights Reserved
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm về thu nhập
Điều khoản sử dụng
Trang web này không phải là một phần của trang web Facebook™ hoặc Facebook™ Inc. Ngoài ra, trang web này KHÔNG được Facebook™ xác nhận dưới bất kỳ hình thức nào. FACEBOOK™ là thương hiệu của FACEBOOK™, Inc.
TUYÊN BỐ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM: Các số liệu bán hàng được nêu trên trang này và được thảo luận trong chương trình đào tạo là số liệu bán hàng cá nhân của chúng tôi và trong một số trường hợp là số liệu bán hàng của các khách hàng trước đây hoặc khách hàng hiện tại. Hãy hiểu những kết quả này không phải là điển hình. Chúng tôi không ngụ ý rằng bạn sẽ sao chép chúng (hoặc làm bất cứ điều gì cho vấn đề đó). Một người bình thường mua thông tin “làm thế nào để” nhận được rất ít hoặc không có kết quả. Chúng tôi chỉ sử dụng các tài liệu tham khảo này cho mục đích ví dụ. Kết quả của bạn sẽ thay đổi và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nhưng không giới hạn ở nền tảng, kinh nghiệm và đạo đức làm việc của bạn. Tất cả các hoạt động kinh doanh đều có rủi ro cũng như nỗ lực và hành động lớn và nhất quán.
Hello, mình đã gửi một phiên bản "bản đồ sự thật" qua Email của bạn. Bạn có thể lưu trữ và xem lại nội dung khi cần. Còn giờ thì bạn xem bản đồ luôn cũng được nhé!